Hệ thống gầm ô tô là gì?

854 Tạ Quang Bửu, Phường 5, Quận 8, Hồ Chí Minh
THANH TOÁN
THANH TOÁN
khi nhận hàng
VẬN CHUYỂN
VẬN CHUYỂN
miễn phí nội thành
CAM KẾT
CAM KẾT
chính hãng & chất lượng
HOTLINE 0973 24 8855
0
Auto Trường Thịnh
Hệ thống gầm ô tô là gì?
Ngày đăng: 02/12/2022 09:32:34:AM   -     Lượt xem: 1212
 Mục lục bài viết

    Hệ thống gầm ô tô là gì? 

    Đối với một số người mới tìm hiểu về ô tô có thể vẫn chưa hiểu rõ về các bộ phận của chiếc xe, đặc biệt là gầm xe. Vậy hệ thống gầm ô tô là gì? Chúng được cấu tạo như thế nào?

    Hệ thống gầm ô tô

    Gầm ô tô là gì?

    Hệ thống gầm ô tô là bộ phận vô cùng quan trọng trên một chiếc xe, chúng có vai trò nâng đỡ và kết nối các bộ phận khác trên xe lại với nhau. Từ đó giúp toàn bộ các bộ phận, hệ thống của xe có thể vận hành theo ý muốn một cách nhẹ nhàng, dễ dàng và êm ái nhất.

    Một hệ thống gầm xe ô tô hoàn chỉnh được cấu tạo thông qua 4 bộ phận chính như sau:

    - Hệ thống treo.

    - Hệ thống lái.

    - Hệ thống phanh.

    - Lốp và bánh xe.

    Cấu tạo của từng bộ phận trong hệ thống gầm ô tô

    Cấu tạo hệ thống treo xe ô tô

    Hệ thống treo có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính là bộ phận đàn hồi, bộ phận giảm chấn và bộ phận dẫn hướng với mỗi nhiệm vụ riêng biệt, cụ thể như sau:

    - Bộ phận đàn hồi: Được cấu tạo bởi các chi tiết như thanh xoắn, lò xo, nhíp và khí nén. Chúng đảm nhận nhiệm vụ hấp thụ xung lực do những dao động từ mặt đường, làm giảm tốc độ của sức nặng lên hệ thống khung gầm xe để bánh xe di chuyển ổn định và êm ái.

    - Bộ phận giảm chấn (giảm xóc): Đảm nhận nhiệm vụ hạn chế những giao động ở bánh và thân xe. Hiện tại có 2 loại giảm chấn là giảm chấn dùng ma sát và giảm chấn thủy lực.

    - Bộ phận dẫn hướng: Ý nghĩa giống như tên gọi của nó, bộ phận dẫn hướng có nhiệm vụ điều hướng bánh xe di chuyển theo phương thẳng đứng. Đồng thời chúng còn đảm nhận cả nhiệm vụ tiếp nhận, truyền lực và truyền momen xoắn từ bánh xe lên khung và vỏ xe.

    Hệ thống gầm ô tô

    Hệ thống treo xe ô tô

    Cấu tạo hệ thống lái trên hệ thống gầm xe ô tô

    Hệ thống lái là hệ thống chủ chốt thuộc hệ thống khung gầm xe ô tô.Hệ thống này có vai trò giúp xe chuyển động theo đúng quỹ đạo hay thay đổi hướng đi theo sự điều hướng của người lái thông qua vô lăng.

    Hệ thống lái được cấu tạo bởi 3 bộ phận chính như sau:

    - Cơ cấu dẫn động lái: Bộ phận dẫn động lái được cấu tạo bởi các chi tiết chính là trụ lái, vô lăng, các thanh dẫn động và khớp liên kết. Bộ phận này đảm nhận vai trò truyền chuyển động lực của người lái tới hệ thống lái để thay đổi hướng đi của xe. Đồng thời, tiếp nhận phản hồi từ mặt đường để tạo cảm giác chân thực nhất cho người lái.

    - Cơ cấu lái: Chức năng chính của cơ cấu lái là điều khiển các đòn xoay trong cơ cấu động học hình thang, qua đó đảm bảo toàn bộ bánh xe chuyển động theo đúng nguyên lý Ackerman.

    - Cơ cấu trợ lực lái: Trợ lực lái có nhiệm vụ giảm lực quay của vô lăng khi cần thiết để người lái có thể dễ dàng đánh lái.

    Hệ thống gầm ô tô

    Hệ thống phanh ô tô

    Cấu tạo hệ thống phanh xe

    Hệ thống phanh đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng xe. Một hệ thống phanh thường được cấu tạo bởi 3 bộ phận chính như sau:

    - Cơ cấu phanh: Cụm chi tiết này thực hiện quá trình hãm bánh xe, giảm tốc độ hoặc giúp xe ngừng hẳn.

    - Dẫn động phanh: Là cụm chi tiết giúp truyền lực phanh từ bàn đạp phanh với các cơ cấu thực hiện quá trình phanh xe.

    - Trợ lực phanh: Có chức năng giảm thiểu cản cần thiết tác dụng lên bàn đạp phanh để gia tăng tính tiện nghi trên hệ thống phanh xe ô tô.

    Cấu tạo lốp và bánh xe

    Lốp xe là bộ phận thường xuyên hoạt động và có tần suất lớn nhất của hệ thống gầm ô tô, chúng được cấu tạo như sau:

    - Mặt lốp: Là phần tiếp xúc với mặt đường gồm một lớp cao su, được kết hợp để phù hợp với mục đích ứng dụng của lốp và độ dày dùng để bảo vệ đai và thân thịt. Mô hình gai lốp giúp cải thiện khả năng thoát nước, tính bám đường, phanh và vào cua.

    - Vai lốp: Vai mỗi bên của gai lốp được thiết kế nhằm bảo vệ đai và thân lốp, đồng thời phân tán nhiệt sinh ra trong quá trình xe vận hành.

    - Đai lốp: Là lớp gia cố kéo dài xung quanh chu vi bên ngoài của thân thịt phía dưới mặt lốp. Hoạt động như một vòng sắt trong việc cải thiện độ cứng của khu vực gai lốp.

    - Hạt phu: Loại cao su gia cường có mặt cắt ngang hình tam giác. Được sử dụng để tăng độ cứng của hạt.

    - Dây hạt: Vật liệu để gia cường hình vòng được tạo ra bằng cách bó nhiều dây thép lại với nhau.

    - Lớp lót bên trong: Lớp lót bên trong là các lớp cao su có khả năng chống di chuyển không khí cao.

    - Thân lốp: Là khung chịu lực nên được cấu tạo từ vải tráng cao su đặt theo hướng xuyên tâm, hỗ trợ tải và hấp thụ tác động từ mặt đường.

    - Hạt hỗ trợ: Khu vực hạt hỗ trợ các phần của thân thịt mỗi bên lốp để giữ lốp vào bánh xe.

    - Phần hông: Lớp phủ cao su này dùng để bảo vệ thân lốp.

    Với những thông tin về cấu tạo hệ thống gầm ô tô, hy vọng giúp ích cho bạn hiểu hơn về cấu tạo của chúng. 

    Nếu bạn cần hỗ trợ, hãy gọi hotline: 0973 24 88 55 để được tư vấn miễn phí.

     
    Bài viết liên quan
    HỖ TRỢ ONLINE
    • Autotruongthinh.com chuyên tư vấn – báo giá – cung cấp phụ tùng ô tô chính hãng giá cạnh tranh nhất trên thị trường.
    • 854 Tạ Quang Bủu Phường 5 Quận 8 Hồ Chí Minh
    • Thời gian làm việc từ: 8h00-18h00 từ thứ 2 đến thứ 7
    • Mr. Thịnh: 0973 24 8855
                        
                       
    •   thinh241817@gmail.com
    • Quý khách lưu ý: Giá bán của sản phẩm và tình trạng còn hàng có thể bị thay đổi bất cứ lúc nào mà không kịp báo trước, vui lòng liên hệ để cập nhật giá bán mới nhất
    Auto Trường Thịnh