Tiếng két két xuất hiện liên tục từ ngay khi khởi động và kéo dài ngay ở chế độ không tải và máy nóng, bạn có thể nghĩ ngay đến các vòng bi đã chết.
Trước đó một thời gian, bạn có thể thấy xuất hiện tiếng kêu nhỏ nhưng khó chịu ngay cả khi ngồi trong xe, rồi tiếng kêu to dần. Đến khi tiếng ken két đanh tai xuất hiện cũng là lúc bạn cần đưa xe đến gara để xử lí ngay. Có một số vòng bi trên khoang máy (Bi cam, bi đầu lốc điều hòa, bi tăng hoặc bi tì dây cu-roa), nên cần kỹ thuật viên có kinh nghiệm đánh giá chính xác tiếng kêu xuất hiện ở vòng bi nào mới có giải pháp thay thế hiệu quả.
NGUYÊN NHÂN
– Do vòng bi không còn được bôi trơn, do phốt hở làm chảy mỡ ra ngoài, khiến các chi tiết kim loại cọ sát vào nhau.
– Dòng bi có vết nứt hay xước bên trong rãnh lăn bi hoặc vòng bi đã bị mòn, gây tiếng kêu ồn mặt dù vẫn được bôi trơn.
– Một số trường hợp được ghi nhận do rửa động cơ không đúng cách làm nước lọt vào trong ổ bi và đọng lại trong vòng bi gây hư hỏng, hoặc đơn giản do tuổi thọ của vòng bi, các chi tiết mòn đều và gây độ rơ lớn.
KHẮC PHỤC
Phải thay vòng bi mới chứ không thể khắc phục tạm thời, vòng bi bị kẹt có thể dẫn đến tăng tải cho dây cu-roa và làm đứt dây, do đó bạn cũng nên báo thay dây cu-roa nếu xe đã đi được 80,000km nhưng chưa thay dây lần nào. Nếu đã thay dây thì nên kiểm tra kỹ lưỡng lại trước khi lắp lại và tăng dây cu-roa hoặc sẽ quyết định thay luôn một dây mới nhé.
Lưu ý thêm bạn cũng nên kiểm tra thêm các bạc đạn khác hay puly dẫn hướng hoặc puly lốc lạnh có vấn đề gì không.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
Đây là loại âm thanh rất dễ nhận biết, bởi tiếng kêu đặc trưng của cao su miết vào các bề mặt kim loại. Đó là biểu hiện điển hình đối với dây cua-roa trên xe ôtô sau một thời gian dài sử dụng và cũng là căn bệnh bình thường.
Nếu tiếng kêu xuất hiện ngay khi động cơ mới khởi động lúc nguội, nhưng lại mất sau khoảng vài phút thì nguyên nhân là do dây cua-roa đã bị trùng hoặc bắt đầu có dấu hiệu chai cứng và đã đến lúc cần được thay thế, mặc dù có thể chưa cấp bách.
Dây cua-roa trên một xe ô tô hiện đại có thể là dây cua-roa tổng (một dây có chức năng dẫn động tất cả các hệ thống liên quan) hoặc dây cua-roa 3 sợi: gồm dây cua-roa điều hòa, dây cua-roa máy phát và dây trợ lực riêng biệt. Ngay khi nhận thấy biểu hiện này, bạn có thể mở ca-pô và quan sát quan sát tình trạng của dây cua-roa (nếu có thể).
Với nguyên nhân thứ nhất, dây cua-roa nếu đã bị chai cứng sẽ có bề mặt bóng, không còn lỳ như khi còn mới, và có thể bị rạn nứt. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy bạn cần thay một chiếc dây cua-roa mới. Còn nếu dây chưa có dấu hiệu chai cứng thì có thể có nguyên nhân thứ 2 là nó đã bị trùng.
Với nhiều loại xe, việc siết căng dây đai khá đơn giản với một vài dụng cụ cơ bản, trong khi nhiều xe lại khá phức tạp cần có cách xử lý phù hợp, bởi việc siết dây đai nếu căng quá sẽ làm cho vòng ổ bị trên các hệ thống mà nó dẫn động nhanh chóng bị mòn và chết, chi phí sẽ rất tốn kém.
CÁCH KIỂM TRA
Bạn cũng có thể thử xem có đúng là tiếng xuất hiện ở dây cua-roa hay không bằng cách lấy nước sạch cho vào một chiếc chai đựng nước khoáng, đục thủng một lỗ nhỏ ở nắp chai rồi bơm phụt vào dây cua-roa khi động cơ đang nổ. Lưu ý là phải xịt từ từ và chính xác vào dây cua-roa, không để nước bắn lung tung vào các chi tiết khác của động cơ. Khi dây cua-roa bị ướt đều mà tiếng kêu biến mất thì không cần phải suy nghĩ gì thêm.